Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Ăn mì ăn liền Hảo Hảo còn có cơ hội trúng nhà ở

An toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi người tiêu dùng cần phải biết “lựa chọn thông minh.”

Nhưng làm thế nào để có thể lựa chọn thông minh khi đi chợ cũng lại là một bài toán khó giữa mê hồn trận những nhãn mác, đặc biệt là khi niềm tin của người tiêu dùng đang dần bị xói mòn sau nhiều vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện ngày càng nhiều.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và cả gia đình, hiện tại đa số người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu được kiểm định chất lượng bởi những cơ quan có uy tín và Vina Acecook có lẽ là cái tên được nhắc đến đầu tiên cho tiêu chí lựa chọn này.

công ty sản xuất mì ăn liền
Công ty sản xuất mì ăn liền
Là một trong những công ty sản xuất mi an lien đầu tiên trong nước đạt được hai tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm thế giới - tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Châu Âu IFS và tiêu chuẩn khối Liên hiệp Anh BRC, Vina Acecook đã biết đến là người bạn tin cậy của mọi gia đình người Việt.

Bên cạnh đó, cong ty san xuat mi an lien còn vượt qua sự kiểm tra khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng dinh dưỡng do các tổ chức có uy tín lớn trên thế giới như: USFDA, CFIA, KFDA và nhiều quốc gia khác như Australia, Hong Kong, Nhật Bản…

Theo đại diện của Vina Acecook, lấy tiêu chí hoạt động là “biểu tượng của chất lượng”, chính vì lẽ đó, công ty mì ăn liền luôn chú trọng đầu tư vào sản xuất, tập trung thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại từ công ty mẹ tại Nhật Bản - cái nôi của mì ăn liền thế giới với hơn 50 năm kinh nghiệm trong công tác sản xuất mì ăn liền. Toàn bộ dây chuyền sản xuất tại công ty mì ăn liền đều được tự động hóa theo công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại.

Hệ thống nguyên vật liệu và thành phẩm được kiểm soát chất lượng chặt chẽ với hệ thống cân định lượng, hệ thống. Hiện tại, toàn bộ nguyên liệu đầu vào đều được cong ty mi an lien chọn lọc rất kỹ lưỡng theo quy trình khép kín, nghiêm ngặt về chất lượng, do đó, Vina Acecook hoàn toàn có thể cam kết 100% sản phẩm đưa ra thị trường không những đạt tiêu chuẩn Việt Nam mà còn nâng cấp để đạt các tiêu chuẩn quốc tế.

Với 17 năm gia nhập thị trường, Vina Acecook với những cái tên quen thuộc như mì Hảo Hảo, Hảo 100, mì không chiên Mikochi, nước mắm – dầu ăn Đệ Nhất, … luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho chất lượng và an toàn sức khỏe của mọi người.

Nhằm tri ân khách hàng đã tin tưởng và ủng hộ nhãn hàng mì ăn liền Hảo Hảo trong suốt thời gian qua, Vina Acecook đã khởi động chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm “Cùng mì ăn liền Hảo Hảo An cư lạc nghiệp” dành cho người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Theo đó, khi mua bất kỳ sản phẩm thuộc nhãn hàng Hảo Hảo, người tiêu dùng sẽ nhận được tem may mắn trong mỗi gói mì để có cơ hội sở hữu các giải thưởng từ chương trình với tổng giá trị lên đến gần 16 tỷ đồng, như: 5 giải An Cư - mỗi giải gồm một căn nhà trị giá 500 triệu đồng; 50 giải Lạc Nghiệp - mỗi giải là một tài khoản trị giá 50 triệu đồng; 500 giải Phú Quý – mỗi giải là 1 chỉ vàng 9999 và hàng triệu gói mì Hảo Hảo.

Niềm tin của khách hàng là điều quan trọng hơn tất cả và đối với Vina Acecook, sự tin dùng và yêu thích của người tiêu dùng trong hơn 17 năm qua chính là động lực lớn để cong ty mi an lien không ngừng phấn đấu, nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để xứng đáng là “biểu tượng của chất lượng” trong lòng mọi người./.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN

1.   ChuẨN bị nguyên liệu:

a.Nước trộn bột

      Đây là quá trình hòa tan các phụ gia vào nước, tạo thành một dung dịch đồng nhất, không vón cục, không tạo màng, kéo váng.
Các chất phụ gia như đường, muối, bột ngọt, bột súp, chất màu, chất tạo dai … đều được cân định lượng theo đúng thực đơn trước khi đổ vào bồn chuẩn bị nước trộn bột. Các cấu tử nhiều được trộn trước, ít trộn sau.
      Lấy nước theo tỉ lệ qui định vào bồn trộn, bật công tắc cho cánh khuấy làm việc rồi đổ từ từ các chất phụ gia trên vào. Đánh trộn trong 15 phút rồi tắt cánh khuấy. Lấy dung dịch đi kiểm tra nồng độ. Nếu dung dịch đã đạt yêu cầu thì để yên bồn nước trộn 2 giờ trước khi đem nhào bột.
      Trước khi đem dung dịch đi nhào bột, cần bật cánh khuấy trở lại để đảm bảo sự đồng nhất của dung dịch.
      Nước trộn được chuẩn bị trước cho 1 ca sản xuất theo công thức của bộ phận kĩ thuật. Các chất phụ gia được pha vào nước trộn bột gồm:
-   Muối 2 – 4% so với lượng bột.
-   CMC 0,5 – 1 kg/1tấn bột
-   Nước tro 16o Be
-   Bột màu thực phẩm
-   Na2CO3, K2CO3 …
-   Các gia vị: đường, bột ngọt, bột súp …
      Các thành phần trên được hòa tan bằng nước nóng trong thùng chứa nước trộn bột, sau đó thêm nước vừa đủ cho mỗi mẻ bột nhào.
mì ăn liền
Mì ăn liền

•   Yêu cầu của nước trộn:
+ Hóa chất phải được cân đủ theo đúng tỉ lệ
+ Dung dịch phải đồng nhất, không vón cục, không tạo màng, kéo váng

b.   Chuẩn bị bột:
-   Khi chuẩn bị các loại bột phải để riêng và ghi kí hiệu rõ rang.
-   Nguyên liệu chính để công ty sản xuất mì ăn liền là bột mì (82 – 84%), ngoài ra còn phối trộn thêm tinh bột để giảm giá thành sản phẩm và tăng độ dai cho sợi mì. Nguyên liệu được cân định lượng theo công thức của từng loại mì, sau đó đưa vào máy đánh trộn.

2.   Trộn bột:

Trộn bột là khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Yếu tố chủ yếu hình thành nên khới bột nhào là do protein hút nước trương nở tạo thành gluten, mà cấu trúc gluten như một cái khung gồm nhiều màng kết lại trong khối bột; các màng đó kết dính các hạt bột đã bị trương nở. Để tăng độ kết dính của tinh bột với màng gluten, làm cho bột nhào dai và đàn hồi cần phải nhào lâu và mạnh.

a.   Mục đích của trộn bột:-  

-       Trộn bột mì với nước thành một khối bột dẻo.
-   Hòa tan các chất phụ gia như đường, muối… đồng thời phân tán chúng đều khắp trong bột nhào, làm cho khối bột nhào trở thành một khối đồng nhất.

b. Yêu cầu của khối bột sau khi trộn:
-    Độ ẩm 30 – 33%
-   Đạt độ đồng đều cao, không vón cục lớn, ở trạng thái bời rời khi nắm nhẹ bột trong tay, mở tay ra bột không rời rạc, dính tay, bột mềm dẻo.

c.   Cách tiến hành:
-   Quá trình trộn bột chia làm hai giai đoạn:
+ Trộn khô: rải đều một lượt bột mì, một lượng bột năng theo suốt chiều dài trục nhào, cho máy trộn khô trong vòng 3 – 5 phút nhằm đảm bảo độ đồng đều của khối bột.
+ Trộn ướt: sau khi trộn bột khô đều, cho nước trộn bột vào từ từ, theo dọc chiều dài trục nhào. Tiếp tục bật máy hoạt động, tiến hành nhào tiếp trong 15 – 20 phút.
-   Quá trình nhào trộn chỉ cần đảm bảo các cấu tử trộn đều nhau, nếu kéo dài thời gian trộn sẽ có nhiều không khí vào khối bột gây hiện tượng dễ đứt khi cán vì gluten hạn chế trương nở

-   Lượng nước để nhào tính theo công thức:

             N= B.(W1-W2)/(100-W1)

N,B: lượng nước (l) và bột (kg)
W1,W2: độ ẩm của bột nhào và bột (%)

d.   Các sự cố và cách khắc phục:

-   Khi trộn bột bao giờ cũng có một lượng không khí lẫn vào bột nhào. Lượng không khí này có ảnh hưởng xấu tới sự trương nở gluten, làm cho sợi mì bị đứt khi tạo hình bằng máy đùn ép.
-   Bột nhào bị nhão: bột sẽ khó cán, bông trên vắt mì khít, dầu không ngấm đều khi chiên, làm cho vắt mì ăn liền bị đốm.
=>   KHi thấy bột nhào bị nhão do cho lượng nước trộn bột quá mức cần thiết, thì ta cần cho bột vào thêm kết hợp với đánh trộn cho đến khi bột vừa.
-   Bột nhào bị khô: làm cho bột dễ bị đứt khi cán.
=>   Thêm nước trộn bột kết hợp với đánh trộn.
-   Đánh bột lâu bột dễ bị vón cục: cần kiểm tra bột thường xuyên để xác định đúng thời điểm kết thúc quá trình.
-   Cân thiếu hóa chất: sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu về màu sắc, độ nở xốp …
=>   Cân định lượng chính xác các chất phụ gia khi pha nước trộn bột.
-   Hóa chất không tan hết do khi pha nước trộn bột khuấy không đều: làm cho khối bột nhào không đồng nhất.
=> Cần khuấy nước trộn bột trước khi sử dụng để đảm bảo sự đồng nhất cho dung dịch.
3.   Quá trình cán:
Bột sau bkhi nhào trộn được xả từ cối trộn xuống thùng chứa sau đó được đưa đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột.

a.   Mục đích của quá trình cán:

-   Nhằm chuyển bột nhào từ trạng thái bời rời thành tấm bột có độ dày đều đặn.
-   Làm đồng nhất khối bột và tăng độ đàn hồi cho khối bột nhào và giảm lượng không khí hòa lẫn trong bột nhào
-   Khi đi qua các lô cán bột lá bột sẽ được nén chặt thành lá để dễ tạo hình. Đồng thời có tqác dụng dẫn lá bột đến thiết bị kéo sợi.

b.   Yêu cấu của lá bột sau khi cán:

-   Sau khi ra khỏi trục cán bột cần có bề mặt tương đối mịn, độ dày đồng đều.
-   Lá bột mỏng, mềm, xốp, không rách, không bị lốm đốm (do có lẫn bột khô vào)
-   Không có lỗ xốp, bề mặt láng đều, tráng ngà.
-   Kích thước của lá bột mỏng dần khi qua các trục cán, lá bột qua trục cán tinh dày khoảng 0,8 – 1,2 mm.

c.   Cách tiến hành:

Quá trình cán được chia làm 2 giai đoạn:
-   Cán thô: bột nhào từ thùng phân phối được đưa xuống 2 cặp trục thô có đường kính 300mm. Vận tốc trục cán thô nhỏ, tạo lực nén lớn ép bột thành tấm đưa sang cán tinh.
-   Cán tinh: hệ thống cán tiknh có 5 cặp trục, vận tốc chuyển động giữa các lô tăng dần qua các trục và khoảng cách giữa hai trục của các cặp trục nhỏ dần, khi đẩy lá bột qua lá bột sẽ được dàn mỏng dần.
d.   Yêu cầu kĩ thuật:
-   vận tốc của lô cán tinh: v = 90 -130 v/phút.
-   Khe hở của các trục cán nhỏ dần qua các lô trục.
       + Cán thô (2 cặp trục) : L1=L2= 5mm
      + Bán thô ( 1cặp trục): L3=4mm
      + BÁn tinh (3 cặp trục): L4=3-3,5mm
                   L5= 2-2,5mm
                   L6= 1,2-1,5mm
      + Cán tinh (2 cặp trục): L7=1 -1,2 mm
                 L8=0,8-0,9 mm

e.   Các sự cố và cách khắc phục:

-       Bột nhão khi cán bị nặng, nếu bột khô khi cán dễ đứt tấm
= > điều chỉnh khâu trộn.
-   Các lô trục chuyển động không đều, gây ra sự cố bị đùn tấm bột hoặc bị đứt lá bột.
= > điều chỉnh lại vận tốc các lô
-   Lá bột bị rách 2 bên mép = > điều chỉnh 2 bên
-   Bột dính lô cán => cần xem lại nạo.

4.   Cắt sợi – Đùn bông:

Mỗi một sản phẩm không chỉ được đánh giá chất lượng bên trong mà còn phụ thuộc rất lớn vào hình dạng, kích thước bên ngoài nên việc tạo hình cho sợi mì là cần thiết, được coi là quá trình không thể bỏ qua trong công nghệ sản xuất mì ăn liền.

a.   Mục đích của quá trình:

-   Tạo hình dạng, kích thước đặc trưng cho sợi mì ăn liền.
-   Tạo bông để làm tăng giá trị cảm quan của vắt mì.

b.   Yêu cầu:

-   Sợi mì láng, không bị răng cưa.
-   Sợi mì rời, tạo thành gợn sóng với khoảng cách gần đều nhau.
-   Bề mặt sợi mì láng, mịn
-   Sợi mì có đường kính d= 0,8 – 1mm

c.   Cách tiến hành:

Tấm bột mì ra khỏi hệ thống cán tinh đã đạt yêu cầu, được đưa vào khe hở giữa 2 trục dao cắt và được cắt thành sợi nhờ các rãnh trên trục dao. Các sợi mì được tạo thành được gỡ ra khỏi các rãnh nhờ bộ phận lược tỳ sát vào bề mặt trục dao, tránh làm chập mì, rối sợi. Do tốc độ mi an lien đi ra khỏi dao cắt lớn nhưng tốc độ của băng chuyền lại nhỏ, làm cho sợi mì bị đùn lại, tạo thành các dợn song, gọi là tạo bong cho sợi mì.

d.   yêu cầu kĩ thuật:

-   Các rãnh trên 2 trục dao có: d= 0,8 – 1mm; sâu 4mm
-   Vận tốc sợi mì ra khỏi dao cắt phải lớn hơn rất nhiều so với vận tốc băng chuyền tiếp nhận (lưới con)
-   Vận tốc dao cắt lớn hơn rất nhiều so với vận tốc lưới con: Vdao = 0,33 – 0,48m/s; Vlưới= 0,08 – 0,1 m/s

e.   Sự cố và cách khắc phục:

-   Chập sợi và rối sợ mì: do bộ phận lược không tỳ sát vào bề mặt trục dao
-   Dợn sợi mì thấp: do chênh lệch vận tốc mì  ra khỏi dao cắt và vận tốc băng chuyền nhỏ
= > giảm tốc độ băng chuyền hoặc tăng tốc độ dao cắt.
-   Mì không đứt hẳn: do khe hở giữa 2 trục dao nhỏ hơn không nhiều so với lá bột, có thể  khắc phục bằng cách điều chỉnh khe hở.
-   Sợi mì không bóng => kiểm tra lại các rãnh trên dao cắt.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Chất béo dạng Trans gây bệnh mãn tính ở mì ăn liền

Chiều 30/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng - Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Công ty Truyền thông Thời gian Việt tổ chức Hội thảo “Mì ăn liền với cuộc sống tiêu dùng hiện đại” nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết về những tác hại của mì ăn liền kém chất lượng và có sự cân bằng khi sử dụng sản phẩm này để bảo đảm sức khỏe.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, đây là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp với thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột, nhiều muối nhưng ít chất xơ. Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) và rất có thể là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mãn tính.
Mì ăn liền
Mì ăn liền
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, hiện tại nhiều sản phẩm mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên, rán nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị oxy hóa. Do vậy, nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần làm gia tăng các chất béo dạng Trans fat.

Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Vì thế, tại nước ngoài trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng. Ngoài ra, trong gói gia vị chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng nhưng gây ra cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, mức tiêu thụ mì ăn liền hiện nay khoảng 1-3 gói/người/tuần và mặt hàng này có thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn với đa dạng mẫu mã và chủng loại.

Mặc dù tại các nước trên thế giới và thị trường Việt Nam cũng xuất hiện những sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất mì không chiên qua dầu, giảm lượng chất béo và axit béo bão hòa nhưng những sản phẩm này chưa nhiều nên người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều lựa chọn. Do đó, các công ty mì ăn liền cần thông tin đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác để người tiêu dùng nhận biết.

Mặt khác, người tiêu dùng cũng cần có kiến thức khi chọn những sản phẩm uy tín có chất lượng và cân bằng giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền bằng cách ăn kèm với các loại thức ăn chứa đạm, rau xanh để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt không ăn quá 3g chất béo dạng Trans fat/ngày./.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Nhật thu hồi mì ăn liền Hàn vì chứa chất gây ung thư


Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản ngày 26/10 đã đề nghị các nhà nhập khẩu tự nguyện thu hồi 9 sản phẩm mì ăn liền và các sản phẩm khác nhập từ Hàn Quốc sau khi phát hiện chất gây ung thư trong các sản phẩm này.

mì ăn liền
Hai loại mì ăn liền của hãng Nongshim bị phát hiện chứa chất gây ung thư. (Nguồn: Taipei Times).

Bộ trên cho biết lượng carcinogenic benzopyrene trong các sản phẩm trên “không gây ra các vấn đề sức khỏe ngay cả khi ăn các sản phẩm này”.

Quyết định thu hồi trên dựa trên các bước mà Hàn Quốc đã áp dụng.

Chín sản phẩm do công ty Nong Shim Ltd. và 3 công ty khác sản xuất đã sử dụng thịt cá ngừ khô trong gia vị làm nước súp có chứa benzopyrene cao hơn mức cho phép ở Hàn Quốc.

Các sản phẩm này được 30 công ty Nhật Bản nhập khẩu.

Sản phẩm mì ăn liền nổi tiếng Shin Ramyun của công ty Nong Shim Ltd. không phải là đối tượng phải thu hồi./. 

Mì khoai tây OMACHI


Mì ăn liền OMACHI là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây. Chất kukoamine có trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da và cải thiện sức khỏe.
 
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất Công ty Liên Doanh Công Nghiệp Masan đã sử dụng nhiệt độ chiên thích hợp cho ra sợi mì vừa chín tới, không bị cháy khét nên đảm bảo chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm.
Mì ăn liền OMACHI
Mì ăn liền OMACHI

Kết hợp với bộ gia vị hoàn toàn chiết xuất từ nguyên liệu rau, củ , quả tươi tự nhiên, mang lại cho thực khách một tô mì ăn liền ngon, tươi mát.

Với châm ngôn: RẤT NGON MÀ KHÔNG SỢ NÓNG, mì ăn liền Omachi thực sự làm vừa lòng Quý khách hàng.

Mì khoai tây OMACHI có bốn loại: Cá Hồi Nấu Măng, Nghêu Hấp Thái, Lẩu Hàn Quốc và Sườn Hầm Ngũ Quả, giá bán lẻ: 3.000 đồng/gói, 90.000 đồng/thùng (30 gói) hiện được bán ở siêu thị, chợ và các tiệm tạp hóa trên toàn quốc.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Độc đáo bảo tàng… mì ăn liền


Mì ăn liền là một loại thực phẩm tiện lợi và rất quen thuộc với cuộc sống con người, nhưng không phải ai cũng biết tới lịch sử của nó. Để kỷ niệm 40 năm tô mì ăn liền đầu tiên ra đời, công ty thực phẩm Nhật Bản Nissin đã mở một bảo tàng chưa từng có trong lịch sử: bảo tàng mì ăn liền.

Bảo tàng này được đặt tại thành phố Yokohama và nó có diện tích lên đến 10.000 mét vuông. Đây là một trong những hoạt động đặc biệt nhằm tôn vinh ngành công nghiệp mì ăn liền nổi tiếng, đồng thời cũng nhằm tái hiện lịch sử và tưởng nhớ tới "ông vua mì ăn liền" Momofuku Ando, người có công "phát minh" ra loại thực phẩm tiện lợi và ngon miệng này. Công ty Nissin, thường được gọi là "cha đẻ" của công ty sản xuất mì ăn liền, hi vọng rằng bảo tàng độc đáo này sẽ thu hút được đông đảo khách tham quan.
Mì ăn liền

Đủ các loại mì luôn đấy.
Tại bảo tàng, nhiều loại mì đã được trưng bày như mì ăn liền tô, mì gà Ramen… Ngoài ra, bảo tàng còn có những cửa hàng phục vụ các món mì trên khắp thế giới như các loại mì của Trung Quốc, mì của Ý... cùng các khu chế biến. Trẻ em có thể cùng vào bếp, nhào bột, cán, sấy và đóng gói mì ăn liền… để tạo nên những gói mì của riêng mình.
Công ty mì ăn liền

Nhiều mì quá đi mất...
Người dân thành phố cảng Yokohama rất hào hứng với bảo tàng công ty mì ăn liền này, 500 người đã xếp hàng từ sáng sớm vào ngày bảo tàng mở cửa. Ông Koki Ando, chủ tịch công ty Nissin cho biết: "Chúng tôi mở ra nơi này nhằm giúp trẻ em có những giây phút thú vị và các công ty có cơ hội hợp tác với nhau."
Công ty sản xuất mì ăn liền

Một bé gái đang chơi đùa tại "Công viên mì".
Vào năm 1958, khi chứng kiến cảnh những người dân đứng xếp hàng trong đêm giá lạnh để chờ mua những vắt mì tươi tại một cửa hàng sau thế chiến thứ II, Momofuku Ando đã phát minh ra loại mì có tên "Chicken Ramen". Năm 1971, lần đầu tiên trên thị trường thực phẩm xuất hiện loại mì ăn liền tô – loại mì có sẵn trong các bát hoặc cốc xốp cách nhiệt và chống thấm nước để có thể đổ nước vào ăn ngay. Cho đến nay, mì ăn liền đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với nhịp sống hiện đại.





Việt Nam tiêu thụ mì ăn liền thứ 4 thế giới


Thống kê của Bộ Công Thương vừa công bố cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng khoảng 50 tỷ gói/năm.
Mì ăn liền
Mì ăn liền
Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu châu Á và đứng thứ 4 thế giới, với số lượng từ 1 – 3 gói/người/tuần.

Tuy nhiên, với giá bán trung bình từ 3.000 – 5.000 đồng/gói như hiện nay, chất lượng của nhiều sản phẩm mì ăn liền không đảm bảo, thành phần chủ yếu gồm chất béo bão hòa từ 20 – 25%. Đây là loại chất béo khó tiêu, dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe...