Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Những chiêu chuyển tiền nhanh ra nước ngoài của bọn tham ô

Vụ bê bối của gia đình cựu Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai và vợ là Cốc Khai Lai, đang khiến dư luận quốc tế đặt ra những câu hỏi xung quanh việc các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc kiếm và tiêu tiền “bẩn” như thế nào.

Những mánh chuyển tiền ra nước ngoài của quan tham Trung Quốc

Theo báo The Guardian của Anh, quan tham ở Trung Quốc đã “xách tay” nhiều tỷ USD ra khỏi đất nước, tậu bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… Bên cạnh mức độ tham nhũng, cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan này có thể khiến nhiều người phải mở to mắt vì kinh ngạc.
Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai đang được báo chí phương Tây bình luận như một vụ bê bối vào hàng “vô tiền khoáng hậu” bởi vị thế và những hành vi ít ai có thể ngờ tới của người trong cuộc. Bà Cốc Khai Lai, với tư cách phu nhân quyền lực của một bí thư thành ủy kiêm Ủy viên Bộ Chính trị, đang bị cho là đã chủ mưu hạ độc doanh nhân người Anh Neil Heywood, người được cho là có xung đột lợi ích kinh tế với bà này.
Tờ báo kinh doanh Caixin của Trung Quốc nhận xét, vụ mất chức của ông Bạc Hy Lai “không phải là một vụ tham nhũng cụ thể. Tuy nhiên, vụ này phản ánh sự thật là quyền lực không bị kiểm soát sẽ dẫn tới tham nhũng”.
Chuyên gia về vấn đề các quan chức lạm dụng quyền lực thuộc Đại học Columbia (Mỹ), ông Xiaobo Lu, thì nhận định: “Vụ Bạc Hy Lai cho thấy quyền lực và tiền bạc đi đôi với nhau như thế nào. Ở Trung Quốc, tham nhũng đã được xem là một thách thức hàng đầu”.
The Guardian dẫn một báo cáo do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố vào năm ngoái cho thấy, tham quan nước này đã bí mật chuyen tien di nuoc ngoai 800 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 127 tỷ USD ra nước ngoài trong thời gian từ giữa thập niên 1990 tới năm 2008. Cũng trong khoảng thời gian này, khoảng 17.000 người bao gồm tham quan và người thân tại Trung Quốc đã di cư ra nước ngoài.
Ví dụ về các vụ tham nhũng ở Trung Quốc là thứ không hề thiếu. Các cơ quan thanh tra kỷ luật của Trung Quốc trong năm 2010 đã thực hiện 140.000 vụ thanh tra tham nhũng, với kết quả là 145.000 người phải nhận hình phạt.
Trở thành một vị quan thanh liêm ở Trung Quốc không phải là một việc dễ. “Một khi đã nhậm chức, thì họ trở thành một phần của hệ thống và rất khó giữ mình trong sạch. Những người không trong sạch sẽ gây áp lực cho những người muốn trong sạch, và xem những người này như một thành tố không được mong đợi trong hệ thống”, ông Sidney Rittenberg, một chuyên gia từng làm việc 35 năm tại Trung Quốc cho biết.
Trong hầu hết các vụ tham nhũng bị đưa ra xét xử liên quan tới các quan chức cao cấp hàng đầu, nhà chức trách không đưa ra thông tin về cách thức tẩu tán tài sản ra nước ngoài của họ. Trong số những vụ này phải kể tới vụ cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải, ông Trần Lương Vũ, bị kết án 18 năm tù giam vì tội tham nhũng.
Tuy nhiên, một bài báo mới đây trên tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, cho biết, tham quan nước này thường bí mật dùng vợ con, bạn bè, và thậm chí là nhân tình để chuyển tiền western union và giấu tài sản “bẩn” ở nước ngoài. Một số nguồn tin đã tiết lộ với báo chí rằng, bà Cốc Khai Lai giết ông Heywood là vì ông này dọa sẽ phanh phui các khoản đầu tư ở nước ngoài của bà.
Tờ New York Times thì đã có một bài viết về hệ thống làm ăn của anh chị em ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai. Những người thân của gia đình này nắm cổ phần ở nhiều công ty trong nước, có mối làm ăn béo bở với Chính phủ, và cũng thành lập nhiều công ty “kín như bưng” ở nơi xa xôi, thường được xem là thiên đường thuế như quần đảo British Virgin Islands hay Mauritus.
Họ cũng có nhiều bí danh khác nhau để điều hành các công ty này. Chẳng hạn, anh trai ông Bạc Hy Lai là ông Bạc Hy Vĩnh còn có tên khác là Lý Học Vinh; người con trai của ông Bạc Hy Lai với người vợ đã ly hôn của ông thì có ít nhất 4 cái tên bao gồm Lý Vọng Tri, Bạc Vọng Tri, Brendan Lý và Lý Tiểu Bạch.
Theo thông tin từ các hãng tin quốc tế ngày 27/4, người anh trai Bạc Hy Vĩnh của ông Bạc Hy Lai vừa từ chức cương vị Giám đốc và Phó chủ tịch tại công ty China Everbright International, một công ty con của tập đoàn bất động sản khổng lồ Everbright Group. Gia sản của các anh chị em của ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai đang nằm trong tầm ngắm của các nhà điều tra Trung Quốc.
Những mối lo về tham nhũng đang ngày càng tập trung vào các quan chức sống một thân một mình. Đây là những ông quan đã đưa vợ con ra nước ngoài, mà theo giới phê bình, thê tử của họ chắc chắn xuất ngoại cùng với những khối tài sản lớn. Quy định kiểm soát vốn trong đó mỗi người Trung Quốc không được đem quá 50.000 USD ra nước ngoài mỗi năm dường như chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn cản những cuộc xuất ngoại của tài sản tham nhũng này.
Theo Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc, cựu kỹ sư trưởng ngành đường sắt nước này, ông Trương Thự Quang, người hiện vẫn đang nằm trong diện điều tra, đã tích tụ nhiều triệu USD tài sản tại Mỹ và Thụy Sỹ. Một số bài báo cho biết, trong số tài sản ở nước ngoài của ông Zhang, có một bất động sản hoành tráng ở Los Angeles được ông này tậu với giá 825.000 USD ở thời điểm mà lương ông, khi đó còn chưa thăng tiến cao như khi bị bắt, mới chỉ là 2.200 Nhân dân tệ, tương đương 350 USD/tháng.
Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:
Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.
Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.
Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền western union trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.
Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi kiểu như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.
Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng.
Người thắng bạc có thể được trả bằng Đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi. Ông Mã Hướng Đông, nguyên Phó thị trưởng Thẩm Dương, bị cho là đã đánh bạc hết 4,8 triệu USD ở Macao trước khi bị mất chức. Hiện ông Mã đã lĩnh án tử hình vì tội dùng tiền Nhà nước đánh bạc.
Tuy nhiên, án tử hình vẫn không khiến giới tham quan Trung Quốc lo sợ. Ông He Jiahong, một chuyên gia về điều tra chống tham nhũng ở Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, nước này cần có những cách phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn.
“Chính sách chống tham nhũng của Trung Quốc mới chỉ phụ thuộc vào hình phạt nghiêm khắc, cho rằng tử hình một kẻ sẽ răn đe được 100 người khác. Tuy nhiên, chính sách này chưa phát huy hiệu quả cao. Công tác điều tra hiệu quả sẽ tốt hơn là trừng phạt, và ngăn chặn tham nhũng còn tốt hơn việc điều tra”, ông He phát biểu.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét